Chính sách tiền tệ là một phần của chính sách kinh tế liên quan đến việc cung tiền và tín dụng cho nền kinh tế và giá của tiền (lãi suất). Khi nói đến chính sách tiền tệ, người ta chia thành hai phe: Dovish – bồ câu, và 
Hawkish – diều hâu.

Chúng ta thường hay thấy báo đài nói chủ tịch ECB – Draghi hay ông Powell chủ tịch FED phát biểu với dọng điệu bồ câu hoặc diều hâu.

Vậy Hawkish Và Dovish Là Gì?

Hai từ Hawkish và Dovish này xuất hiện từ nước Mỹ. Chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu tổng quan về FED để hiểu rõ hơn hai từ này.

Về tổng quan, ngân hàng trung ương nước Mỹ khác với các nước khác ở điểm: NHTW Mỹ hay được gọi là Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) có quyền được tự quyết vấn đề chính sách tiền tệ mà không phải thông qua Quốc hội (Chính phủ Mỹ mà cơ quan có quyền là Bộ tài chính).

Do vậy, khác với các nước khác, NHTW Mỹ thường được gọi theo tên Cục dự trữ liên bang Mỹ.

Nước Mỹ có rất nhiều bang và mỗi bang đều có một chủ tịch FED của bang đó. Do vậy, trước khi đưa đến quyết định chính sách tiền tệ cho đất nước, sẽ có các cuộc thảo luận và bỏ phiếu của các quan chức FED (hay là các chủ tịch FED từng bang).

Một năm FED sẽ có 8 cuộc họp định kỳ , mỗi cuộc họp diễn ra trong 2 ngày, và sau 2 ngày đó sẽ có báo cáo (FOMC Statement) rộng rãi đến thị trường. Do có nhiều quan chức FED tham gia thảo luận nên sinh ra 2 quan điểm về chính sách tiền tệ.

Hawkish

Phe diều hâu được mô tả bao gồm những quan chức tập trung nhiều hơn vào nguy cơ lạm phát và ủng hộ một chính sách tiền tệ thắt chặt hơn với lãi suất cao, cùng chính sách tín dụng chặt chẽ.

Dovish

Phe bồ câu gồm những quan chức quan tâm đến tăng trưởng kinh tế và việc làm, đồng thời ủng hộ một chính sách tiền tệ với lãi suất càng thấp càng tốt, cùng với một chính sách tín dụng tương đối dễ dàng.

Quan điểm của phe bồ câu ảnh hưởng không tốt đến giá USD (cung đô-la càng nhiều dẫn đến giá đô-la càng thấp). Quan điểm phe diều hâu khiến USD mạnh hơn (lãi suất cao hơn, ít cung đô-la hơn dẫn tới đồng đô-la mạnh lên).

Theo quy định của Hội đồng thống đốc, FED có nhiệm vụ “thực thi chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tác động các điều kiện tiền tệ và tín dụng với mục đích tối đa việc làm, ổn định giá cả và điều hòa lãi suất dài hạn”. Ở đây có một nghịch lý, hầu hết các ngân hàng trung ương chỉ phải lo lắng về vấn đề lạm phát (chẳng hạn như nhiệm vụ của ECB là “duy trì ổn định giá cả khu vực châu Âu”), trong khi FED còn phải lo thêm vấn đề việc làm, vốn là hai vấn đề “không thích kề vai sát cánh” với nhau cho lắm. Các thành viên của Ủy ban thị trường mở (FOMC) phân chia các luồng quan điểm tùy thuộc vào sự nặng nhẹ của vấn đề: giữ tỉ lệ có việc làm ở mức cao (phe bồ câu) hay giữ giá cả ổn định (phe diều hâu).

Một ví dụ về phát biểu mang tính chất Dovish của ông Powell:

Fed’s Powell Upset Markets’ Dovish Rate Path Bet

Đăng ký sàn ICMarkets theo link hướng dẫn của FXSGroup để bắt đầu Giao dịch Forex, và nhận hỗ trợ từ team:

HƯỚNG DẪN MỞ TÀI KHOẢN ICMARKETS

Mọi thắc mắc, trao đổi, thảo luận hoặc hỗ trợ, vui lòng liên hệ facebook FXSGroup, hoặc join nhóm telegram:

JOIN FXSGROUP TELEGRAM