Xin chào cả nhà!
Khi hỏi những người không rành về tài chính và các công việc liên quan đến trading, bạn sẽ thường nhận về những câu trả lời điển hình là công việc của những trader chấp nhận rủi ro lớn trong các tình huống áp lực cao hòng kiếm được lợi nhuận lớn.
Tuy nhiên, bấy nhiêu chưa phải là tất cả các công việc trading đa dạng đang có sẵn trên thị trường. Trên thực tế, chúng ta có khá nhiều vai trò khác nhau, có liên kết chặt chẽ với nhau và dường như không thể hoạt động nếu thiếu vắng nhau.
Hôm nay, chúng ta sẽ cùng khám phá xem đó là những công việc trading gì nhé!
Công việc trading có lẽ bạn đã từng nghe đến – Quản lý quỹ
Các nhà quản lý quỹ thường là những người tập trung vào phân tích, những người sẽ có cái nhìn chiến lược dài hạn về các khoản đầu tư và sẵn sàng chấp nhận hoạt động kém hiệu quả trong thời gian ngắn để đạt được lợi nhuận trong thời gian dài. Các nhà quản lý quỹ thường không tương tác trực tiếp với thị trường vì đây là công việc của các dealer (hay hiểu nôm na là nhà cái).
Còn được gọi là nhà quản lý danh mục đầu tư hoặc tài sản, các nhà quản lý quỹ có ảnh hưởng trong cộng đồng giao dịch, vì họ thực sự sử dụng tiền và có tầm nhìn dài hạn (theo tháng và năm) trong các khoản đầu tư của họ. Họ có thể quản lý hàng tỷ đô la thay mặt cho các cá nhân giàu có và tiền lương hưu của nhiều người. Một nhà quản lý quỹ sẽ đối diện với ít căng thẳng nhất trong các công việc trading mà mình sẽ liệt kê trong bài viết này.
Các nhà quản lý quỹ cũng có thể quản lý các quỹ “active” (chủ động), kiểu như một người đang chủ động cố gắng đánh bại thị trường, họ sẽ tìm cách bán cho các nhà đầu tư bình thường. Sự trỗi dậy của các quỹ ETF và quỹ theo dõi chỉ số đã không làm giảm sức mạnh của các quỹ chủ động. Một trong những nhà cung cấp ETF, iShares lớn nhất thuộc sở hữu của một trong những nhà quản lý tài sản lớn nhất trên thế giới: Blackrock Inc.
Cách các dealer khiến thị trường vận hành trơn tru
Các dealer phải rất chính xác, làm việc có tổ chức (họ thường phải xử lý nhiều giao dịch khủng) và nếu lý tưởng thì họ cũng phải ngoại giao tốt để có thể xây dựng mối quan hệ với các dealer khác nhằm giúp họ có được vị thế thanh khoản lớn một cách kín đáo.
Các dealer đóng vai trò rất quan trọng vì khi một nhà quản lý quỹ quyết định bán toàn bộ số tài sản nắm giữ của họ (có thể lên đến hàng chục triệu đô) thì các dealer sẽ tìm cách đặt lệnh trên thị trường mà không khiến giá đi ngược với họ.
Điều này là để đảm bảo bạn sẽ nhận được mức giá tốt nhất. (Hôm nay bạn sẽ không mua một cổ phiếu nếu như bạn biết rằng vào ngày mai, bạn có thể mua nó rẻ hơn 20%). Các dealer thường sẽ gọi cho các dealer khác để gộp một phần những gì họ đang bán thành một phần lớn. Điều này đảm bảo họ có thể âm thầm bán số tài sản đang nắm giữ một cách nhanh chóng.