Quỹ tương hỗ là một tập hợp các khoản đầu tư được gộp chung lại. Khi một người mua cổ phiếu của quỹ tương hỗ, tiền sẽ được kết hợp với vốn của các nhà đầu tư khác. Một nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp sẽ thay mặt bạn và các nhà đầu tư khác để mua cổ phiếu, trái phiếu hoặc các chứng khoán. Bởi vì các nhà quản lý phải được trả lương, và các công ty quỹ phải trang trải chi phí của họ và thu lợi nhuận, tất cả các quỹ tương hỗ đều có phí, ngay cả những khoản phí được quảng cáo là “chi phí thấp” hoặc “không đáng kể”.

Một số khoản phí rõ ràng hơn những khoản phí khác, vì vậy bạn có thể phải xem xét kỹ lưỡng để biết tổng chi phí đầu tư vào quỹ tương hỗ của mình.

Dưới đây là một cái nhìn nhanh về những gì bạn sẽ tìm thấy trong bài viết này về phí của quỹ tương hỗ:

Phí trả trước

Một số công ty quỹ tương hỗ phân loại cổ phiếu khác nhau cho cùng một quỹ tương hỗ. Cổ phiếu có phí trả trước thường được phân loại là cổ phiếu A. Cơ quan quản lý ngành tài chính sẽ giới hạn mức phí bán hàng trả trước ở mức 8,5%. Tuy nhiên, các quỹ hiếm khi tính phí nhiều như vậy.

Trên thực tế, theo thời gian, phí trả trước tiêu chuẩn cho một quỹ tương hỗ đã giảm từ mức 8,5% trong những năm 1990 xuống từ 3% đến 6% như hiện nay. Nhiều quỹ hoàn toàn không tính phí và có những quỹ thường cung cấp các mức phí dựa trên số tiền mà bạn đầu tư.

Nếu bạn đầu tư càng nhiều tiền, mức phí bạn phải chi trả sẽ càng ít. Ví dụ: một quỹ có thể tính phí trả trước 5,75% cho các giao dịch từ 25.000 USD trở xuống, 3,50% nếu bạn đầu tư từ 100.000 đến 250.000 USD và không tính phí gì đối với các khoản đầu tư ít nhất là 1 triệu USD.

Phí trả trước sẽ làm giảm số tiền bạn có thể đầu tư. Ví dụ: nếu bạn đang đầu tư 10.000 USD vào cổ phiếu quỹ tương hỗ Loại A, thì chỉ có 9.900 USD được đầu tư, 100 USD sẽ được chuyển ngay vào túi của cố vấn tài chính của bạn hoặc công ty quỹ tương hỗ.

Phí rút vốn

Thuật ngữ “phí rút vốn” là một cách để nói rằng bạn sẽ phải trả một khoản phí nếu bạn bán cổ phiếu của quỹ tương hỗ của mình. Bạn thường sẽ không phải trả phí rút vốn nếu bạn bán cổ phiếu Loại A của một quỹ tương hỗ, nhưng bạn có thể trả phí này nếu bạn bán cổ phiếu Loại B hoặc Loại C. Cổ phiếu loại B thường tính phí rút vốn giảm dần khi bạn nắm giữ quỹ càng lâu.

Ví dụ: nếu bạn bán cổ phiếu B trong năm đầu tiên sau khi mua, bạn có thể phải trả phí rút vốn là 5%. Trong năm thứ hai, phí có thể giảm xuống 4%, tiếp theo là 3% trong năm thứ ba, 2% trong năm thứ tư và 1% trong năm thứ năm. Sau một số năm nhất định, chẳng hạn như năm thứ tám, cổ phiếu B tự động chuyển đổi thành cổ phiếu A, bạn sẽ không phải trả khoản phí này.

Cổ phiếu loại B sẽ đầu tư tất cả tiền của bạn ngay lập tức, tuy nhiên chúng sẽ làm giảm tính linh hoạt trong việc đầu tư của bạn. Ví dụ, nếu bạn muốn bán quỹ MFS và mua quỹ Vanguard, bạn sẽ phải chịu phí rút vốn. Mặc dù hầu hết các quỹ tương hỗ cho phép bạn trao đổi miễn phí với các quỹ khác trong cùng một họ.

Với cổ phiếu loại C, bạn sẽ không phải mất phí trả trước và phí rút vốn của bạn thường thấp, khoảng 1%. Cổ phiếu loại C thường chỉ tính phí rút vốn trong năm đầu tiên. Nhưng cổ phiếu loại C không bao giờ chuyển đổi sang cổ phiếu loại A nên nhà đầu tư về lâu dài phải chịu chi phí cao hơn.

Bạn sẽ phải đánh đổi nếu đầu tư vào cổ phiếu loại C. Bạn không mất bất kỳ khoản tiền nào tại thời điểm đầu tư. Ngoài ra, sau một khoảng thời gian tương đối ngắn, bạn cũng có thể linh hoạt để thay đổi khoản đầu tư của mình. Tuy nhiên, nếu bạn nắm giữ cổ phiếu trong một thời gian dài, bạn sẽ phải trả một khoản phí cao hơn.

Tỷ lệ chi phí của quỹ tương hỗ

Tỷ lệ chi phí quỹ của tương hỗ là tỷ lệ phần trăm mà công ty quỹ sẽ trích ra hàng năm từ khoản đầu tư quỹ của bạn để trả các chi phí khác nhau. Các dịch vụ được bao gồm trong tỷ lệ chi phí thường bao gồm:

  • Quản lý danh mục đầu tư
  • Quản lý quỹ và tuân thủ đầu tư
  • Dịch vụ cổ đông
  • Lưu trữ hồ sơ
  • Phí phân phối, được gọi là phí 12b-1
  • Các chi phí hoạt động khác

Tỷ lệ chi phí của quỹ thay đổi dựa trên một số yếu tố, từ số lượng tài sản trong quỹ đến mục tiêu đầu tư của quỹ. Trung bình, các quỹ lớn hơn sẽ tính tỷ lệ chi phí nhỏ hơn và các quỹ cổ phần có mức phí cao hơn trái phiếu hoặc các quỹ đầu tư thông thường.

Phí của quỹ tương hỗ được tính như thế nào

Phí của quỹ tương hỗ được tính bằng cách nhân phí trả trước với số vốn đầu tư của bạn. Đối với phí trả trước, phép tính là (tỷ lệ phần trăm phí trả trước x số vốn đầu tư). Ví dụ: nếu bạn đầu tư 10.000 USD vào quỹ tương hỗ loại A với mức phí 5%, bạn sẽ phải trả 500 USD (0,05 x 10.000 USD). Khoản phí này được chuyển trực tiếp cho công ty quỹ tương hỗ.

Đối với chi phí hàng năm, công thức là (tỷ lệ chi phí x vốn đầu tư). Do đó, một quỹ có tỷ lệ chi phí 1% sẽ tính phí 1 USD cho mỗi 100 USD bạn đã đầu tư vào quỹ. Số tiền này được lấy ra từ các khoản tiền đã đầu tư của bạn một cách tự động liên tục.

Phí trung bình cho các quỹ tương hỗ là gì

Theo thời gian, tỷ lệ chi phí cho hầu hết các quỹ đã giảm xuống. Ví dụ, vào năm 1997, tỷ lệ chi phí trung bình cho quỹ tương hỗ chứng khoán là 99%. Đến năm 2020, con số này đã giảm xuống còn 0,50%. Tương tự, tỷ lệ chi phí quỹ trái phiếu giảm từ mức trung bình 0,82% xuống 0,42% so với cùng kỳ.

Các loại phí khác

Tỷ lệ chi phí nói trên không bao gồm hoa hồng và chi phí giao dịch mà quỹ phải chịu khi mua hoặc bán chứng khoán. Những chi phí đó được trừ vào lợi tức hàng năm của quỹ tương hỗ. Một quỹ tham gia vào giao dịch quá mức, được đo lường bằng tỷ lệ doanh thu của nó, có thể có chi phí cao hơn mà không được liệt kê trong tỷ lệ chi phí.

Các khoản phí quỹ tương hỗ khác có thể bao gồm:

  • Phí tài khoản để thiết lập tài khoản
  • Phí duy trì, nếu giá trị tài khoản của bạn giảm xuống dưới một mức nhất định
  • Phí mua lại ngắn hạn, nếu bạn bán sớm cổ phiếu trước một số ngày cụ thể sau khi mua
  • Phí trao đổi, để chuyển tiền của bạn sang một quỹ khác
  • Phí giao dịch khi quỹ bắt đầu mua chứng khoán

Các quỹ tương hỗ có an toàn không

Tất cả các khoản đầu tư đều chịu một số rủi ro. Vì các quỹ tương hỗ có nhiều phong cách, một số quỹ sẽ rủi ro hơn những quỹ khác về mức độ biến động. Tuy nhiên, các loại quỹ khác nhau cũng sẽ chịu các rủi ro khác nhau. Ví dụ, quỹ trái phiếu mang rủi ro lãi suất và rủi ro lạm phát, trong khi các quỹ quốc tế sẽ chịu rủi ro do ngoại tệ.

Nhìn chung, các quỹ tương hỗ có thể giúp giảm thiểu rủi ro trong danh mục đầu tư vì họ thường đầu tư vào các danh mục đầu tư đa dạng. Tuy nhiên, mỗi quỹ vẫn có rủi ro và những rủi ro này nên được nêu trong bản cáo bạch của quỹ.

Làm cách nào để chọn một quỹ tương hỗ?

Để chọn một quỹ tương hỗ, bạn phải kết hợp một số yếu tố khác nhau. Chắc chắn, chi phí phải là một trong những cân nhắc quan trọng nhất; tuy nhiên, mục tiêu đầu tư và khả năng chấp nhận rủi ro của bạn cũng quan trọng như nhau.

Bạn sẽ muốn chọn quỹ mà có phí trả trước và phí duy trì thấp nhất. Tuy nhiên, nếu bạn đang tìm kiếm một quỹ có mức tăng trưởng cao, rủi ro cao, thì việc mua một quỹ trái phiếu chính phủ có chi phí thấp sẽ không hợp lý. Đầu tiên, hãy chọn phong cách đầu tư của bạn với một quỹ. Sau đó, hãy xem xét để đưa ra lựa chọn với chi phí thấp nhất.

Các quỹ tương hỗ có chi phí duy trì

Khi bạn mua một cổ phiếu, bạn thường phải trả một khoản hoa hồng khi mua và bán, ngoài ra không phải trả thêm chi phí nào khác. Tuy nhiên, ngoài phí mua và bán cổ phiếu, quỹ tương hỗ còn có các chi phí duy trì đối với nhà đầu tư. Bạn có thể phải đọc bản cáo bạch của quỹ để tìm một danh sách đầy đủ các chi phí, vì chúng không rõ ràng ngay lúc đầu. Mặc dù phí nói chung đã giảm trên diện rộng, nhưng khi nói đến đầu tư vào quỹ tương hỗ, không có gì gọi là bữa trưa miễn phí.